Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Trang Hy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Trang Hy. Hiển thị tất cả bài đăng

ẤM ÁP MÙA NOEL


Truyện ngắn Phan Trang Hy 
ẤM ÁP MÙA NOEL 
in trong QUÁN VĂN số 42 và nguồn tại đây Văn chương Việt
       Mấy hôm rày, cứ mưa. Trời chớm lạnh. Nhìn đồng hồ đã 7 giờ sáng, thế mà Dao cứ tưởng còn sớm lắm. Hôm nay chủ nhật, dậy từ lâu, vẫn còn nằm trên giường, cô như tự thưởng cho mình chút thảnh thơi. Gác chân trên chiếc gối ôm, cô lại nhắm mắt, tận hưởng thời gian trôi. Cả căn phòng chìm theo con mắt. Cô tự ru mình. Bên tai cô vẳng tiếng nhạc Giáng Sinh. Dù không có đạo, nhưng Dao vẫn thích Noel. Cô tự nhủ gần đến Noel rồi! Cô thấy những mùa Noel chạy theo ký ức, những mùa Noel trôi như những chiếc xe tuần lộc chở ông già Noel phát quà cho con trẻ.

HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH

Tạp văn của Phan Trang Hy
HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH
       Gió lại về khi sớm, lúc hôm. Gió mơn man tìm hoa đùa cợt. Gió khoe tình trên cát Mỹ Khê; vui cùng con sóng Xuân Thiều, Non Nước. Gió trong tôi như trôi cùng cây cối Sơn Trà, Hải Vân, cùng lượn lờ theo Bà Nà – Núi Chúa…

NHƯ LÀ ĐÓA HOA

Bài viết được in trong Tạp chí NON NƯỚC mừng Xuân Đinh Dậu, 2017
       Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân không bao giờ bỏ tôi đâu!”*
       Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.

QUA CHIẾU DỜI ĐÔ NGHĨ VỀ HẬU DUỆ VƯƠNG TRIỀU LÝ



      Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Thấy Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của đất nước, nên năm 1010, nhà vua ra chiếu, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Việc dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Điều đó không chỉ là mục đích của Lý Công Uẩn mà còn là ước nguyện của dân Đại Việt lúc bấy giờ.

NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY

Phan Trang Hy 
       Nói đến Phạm Duy là nói đến gương mặt đặc biệt của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều, bài ca nào cũng đi vào lòng người. Từ “tình ca” đến “tâm ca”, từ “đạo ca” đến “tục ca” …, mỗi chủ đề, đề tài đều chở được những điều mà ông muốn sẻ chia cùng những người yêu nhạc.
       Nhạc của ông, tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức được. Từng nghe nhiều bài của ông, tôi thấy cõi lòng ông gắn bó với quê hương, đất nước. Đến cuối cuộc đời, ông cũng tìm cách gửi thân xác của mình nơi chốn quê hương như là một minh chứng cho những giai điệu từng là máu thịt của ông. Những giai điệu ấy là tình yêu quê hương, yêu đất nước này vô hạn. Và riêng những lời ca trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan” một phần nào thể hiện được tấm lòng với quê hương, đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập những ca từ về một phần của Tổ quốc Việt Nam. Đó là người và đất miền Nam trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan”.

NỖI NHỚ QUÊ TRONG “DỰ CẢM RỜI” CỦA NGUYỄN HÀN CHUNG


Phan Trang Hy
       Trước đây, thi thoảng, có lúc tôi đọc thơ anh Nguyễn Hàn Chung. Biết anh làm thơ từ những năm 1970 và có tiếng trên văn đàn trong nước và ngoài nước; nhưng nghe tiếng mà chưa gặp người. May cho tôi, đầu năm 2016, được gặp anh lần đầu, khi anh về thăm quê hương, mời một số thân hữu dùng cà phê tại quán Phố Xưa, đường Phan Đình Phùng, Đà Nẵng. Bữa đó, tôi được anh tặng tập thơ. Cầm trên tay những con chữ, ghi dấu ấn tự lòng anh, tôi tự nhủ, sẽ đọc để hiểu thêm về anh. Qua tập thơ cùng những lời phê bình, giới thiệu của các bạn văn, tôi thấy nỗi lòng thi nhân quả là đa dạng bởi mang kiếp đa đoan của nghiệp văn chương. Ở thơ anh, đủ cả thất tình, lục dục của kiếp người, “có non tơ rồ dại, có chơn chất quê nhà, có suồng sã tha phương, nhưng tất cả cũng chỉ là dự cảm rời trên bước đường lưu lãng của một người làm thơ xa xứ” (Lời Nxb). Riêng trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến nỗi nhớ quê của anh qua một số bài thơ trong DỰ CẢM RỜI (Nxb Bản Sắc Việt, Hoa Kỳ, 2015).

“LỜI THỀ LÁ SEN” TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA VIỆT

       Phan Trang Hy
       Thơ ca Việt Nam đương đại xuất hiện nhiều loại, nhiều kiểu, nhiều tên gọi khác nhau. Nào là “thơ tự do”, “tân hiện đại”, “hậu tân hiện đại”, “tân hình thức” v. v… ảnh hưởng sự giao thoa của văn học thế giới đương đại. Người đọc, khi thưởng thức một bài thơ, dù đó là kiểu loại gì thì họ chẳng quan tâm; chủ yếu họ quan tâm chất lượng của bài thơ. Điều vui nhất cho từng nhà thơ là bài thơ có chất lượng ấy đọng lại những gì trong lòng người đọc. Với tôi, “Lời thề lá Sen” của Nguyễn Đăng Luận cũng thế, gây được thiện cảm của giới yêu thơ.

“CHẤT VẤN THÓI QUEN” – CHẤT VẤN PHẬN NGƯỜI

Phan Trang Hy
nguồn Báo Văn Nghệ
        Đến thời điểm này, tôi vẫn chưa một lần gặp Phan Hoàng. Chỉ biết tên anh qua tác phẩm “Dạ, thưa thầy!” trong một lần giới thiệu sách chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Còn giờ, qua tập thơ“Chất vấn thói quen” (tái bản lần thứ 1, Nxb VH-VN, 2015), những trở trăn của tiếng lòng thơ Phan Hoàng đã cho tôi hiểu và cảm những điều anh phơi bày qua từng câu chữ.

Ứng phó với quy chụp tư tưởng văn học

Phan Trang Hy
nguồn http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/ung-pho-voi-quy-chup-tu-tuong-van-hoc-ky-4.html

Tác phẩm văn học là thành quả của nhà văn. Thế nhưng, thành qủa đó có lúc bị kẻ khác quy chụp tư tưởng. Hầu như ai cũng thừa nhận quy chụp tư tưởng đối với một tác phẩm là hành động của kẻ cả, là thái độ của anh chồng ghen bóng ghen gió, là tính đa nghi của Tào Tháo trong việc hành xử phụ người.

Tiếng gọi văn chương

Phan Trang Hy
(Bài ni in trong Quán Văn số 38)
         Niềm đam mê văn chương, theo tôi nghĩ, đó là nỗi khát khao về thân phận người ra sao cái giống người. Niềm đam mê ấy theo suốt cả đời tôi từ khi tôi nghe được tiếng gọi của văn chương.

“VI, VIẾT VỤN” MÀ NHỚ DAI

Phan Trang Hy
       Tiếng nói của văn chương, trong chừng mực nào đó, là tiếng lòng của người viết. Dẫu lý trí mách bảo rằng, viết cũng được, không viết cũng được, nhưng, suy cho cùng, tiếng lòng của người viết không thể không chia sẻ cùng bạn văn, bạn đọc. Với thụyvi cũng thế, theo tôi, “Vi, Viết Vụn” (tv-2016) là tiếng lòng, cái bên trong, ẩn tàng thế giới nội tâm của chị, chủ thể của những trang “viết vụn”, nhưng chính những chất “vụn” ấy làm sáng câu chữ, khơi dậy niềm thương nhớ một cõi nhân sinh.

GIẢ SỬ VÀ KHÔNG GIẢ SỬ

Tản văn của Phan Trang Hy

      Giả sử ta không còn yêu nhau, thì quả đất này vẫn quay và mặt trời vẫn vậy. Vẫn ngày ngày cơn đói hành hạ cái dạ dày nhiễm chất độc từ biển, từ những bàn tay của kẻ nhân danh đồng chí, nhân danh tình hữu nghị. Và dù em không muốn hát nhưng em vẫn phải cuồng quay điệu nhạc của phận người nô lệ để vừa lòng bọn xâm lăng độc ác.

TIẾNG LÒNG TRONG “CO VÀO KÍ ỨC”

Phan Trang Hy
       Cái tình của văn chương muôn đời là cái tình của tri âm, tri kỉ. Cái tình ấy có thể chợt đến, rồi đi, nhưng rồi cũng để lại ấn tượng nào đó trong “cõi người ta” này. Cầm trên tay tuyển tập thơ “Co vào kí ức” (Nxb Thanh niên, 2016) của ba nhà thơ là Hàn Quốc Sinh, Chiêu Dương và Hàn Quốc Vũ, rồi đọc, và theo tôi, cái đọng lại trong tôi là tình yêu và sự chiêm nghiệm của lòng thơ.

NỤ CƯỜI XỨ NẪU

Truyện ngắn Phan Trang Hy
in trên QUÁN VĂN số 36 BÌNH ĐỊNH NỖI NHỚ

       Yêu người, yêu đời, yêu Thiên Chúa như vẫn thấm vào máu thịt của Nhiên. Cô luôn nghĩ về những vần thơ của Hàn Mặc Tử. Đọc thơ Hàn, Nhiên như tìm lại chút ký ức ngày xưa khi cô học sư phạm ở Quy Nhơn. Giờ tóc cô không còn mượt mà như xưa, chỉ có nỗi nhớ về mái trường thân yêu trên những sợi còn chút đen đọng lại.

VÒNG KÝ ỨC THÁNG BA

Truyện ngắn Phan Trang Hy 
in trong tạp chí NON NƯỚC số 220, tháng 3/2016

       Hải bặm môi, trở mình. Mấy hôm nay trở trời, nằm trên giường nệm, anh vẫn thấy ê ẩm cả người. Vết thương ngày nào, giờ, tái phát. Nhưng anh gắng gượng. Anh phải cố sức để vẽ cho xong bức tranh về đồng đội anh ngày nào, về một thời đã ám ảnh anh trong từng hơi thở, trong từng mảng màu, nét cọ mà anh thao thức.

TIN NHẮN SAU GIAO THỪA

Truyện ngắn Phan Trang Hy
(in trong ĐÀ NẴNG CUỐI TUẦN Số 5633 Chủ nhật 31- 1-2016)


       Trong một ngày, bạn nhận bao tin nhắn? Riêng tôi, ít nhất cũng một tin và nhiều thì khỏi phải nói. Có những thứ tin nhắn làm ta khó chịu, nhưng cũng có những tin làm ta vui, làm ta phấn chấn, yêu đời. Khi ta bực mình, gặp tin nhắn của kẻ chào mời mua hàng, hay quảng cáo, chắc gương mặt của ta quạy cong lên, rồi nhàu đi, rồi bị xị, rồi miệng lẩm bẩm những từ không được thanh tao cho lắm. Khi ta vui, thì dẫu có tin nhắn nhầm địa chỉ, ta cũng chẳng thấy làm sao, lòng nhủ thầm kệ nó. Rồi lúc ta chờ đợi, nghe điện thoại có tin là lòng ta vui, nghĩ là ta còn được quan tâm.

Phan Trang Hy và tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” - Du Tử Lê

Sáng tác mới nhất của nhà văn Phan Trang Hy là tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (*)

ĐỌC SÁCH MỘNG DU - Bùi Công Dụng

Ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết NGƯỜI HAY LÀ NHỮNG CƠN MƠ MẠO DANH của nhà văn Phan Trang Hy rất lạ. Nó dành cho những nhân vật đã quá biết nhau qua tiềm thức và lại được diễn đạt trong trạng thái cơn ngủ mê, vì thế những lát cắt hiện tượng, sự vật và ngôn ngữ cứ bay nhảy một cách loạn xạ nháo nhào. Không phải một vài trang mà cả 180 trang mộng mị bay nhảy yêu đương và thét gào như thế. Cơn mộng mị bay nhảy tưởng như không đi vào một trật tự nào, thế nhưng nó lại rất logic để giải thích và phê phán những tàn dư xã hội đang lan tràn hiện tại.

THUYỀN ĐỘC MỘC – THUYỀN CHỞ KHÁT VỌNG CANH TÂN

     Theo nhà văn Bùi Công Dụng thì “Thuyền độc mộc” là tiểu thuyết viết về “một trường đại học tư thục đầu tiên ra đời trong bối cảnh mà các khái niệm về tôn chỉ, mục đích, lợi nhuận, phi lợi nhuận… lại không được song hành cùng những cơ chế chính sách giáo dục hiện hành của nhà nước”, đã phản ánh được “mâu thuẫn giữa những nhà giáo có tâm huyết với những kẻ mua bán, tranh giành nhằm hưởng lợi từ những ưu tiên vật chất” để rồi con thuyền giáo dục “vượt qua những sóng gió để hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của mình”.