Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

CÁI TÔI CỦA PHẠM DUY TRONG “XUÂN CA”


CÁI TÔI CỦA PHẠM DUY TRONG “XUÂN CA”
- Phan Trang Hy
nguồn https://phamduy.com/vi/viet-ve-pham-duy/phe-binh/5914-cai-toi-cua-pham-duy-trong-xuan-ca
      Nhạc sĩ Phạm Duy có nhiều bài hát về mùa Xuân như “Nụ Tầm Xuân”, “Hoa Xuân”, Xuân Thì”, “Xuân Hiền”... Trong số đó có “Xuân Ca” (Saigon – 1961). Đây là bài hát tôi thường nghe và nó để lại ấn tượng trong tôi “cái tôi” của Phạm Duy.


NGHĨ VỀ THIỀN CA 10 (NHÂN QUẢ) CỦA PHẠM DUY


NGHĨ VỀ THIỀN CA 10 (NHÂN QUẢ) CỦA PHẠM DUY
Phan Trang Hy


      Phạm Duy viết 10 bài thiền ca như là một cách trải nghiệm của ông về cuộc đời để kết nối mọi cung bậc với những duyên nợ, nhân quả của chúng sinh, làm rung động tâm hồn người yêu nhạc. Sự rung động ấy, theo tôi nghĩ là hình thành bởi sự giao thoa giữa giai điệu và ca từ. Và ở đây, trong bài viết này, tôi muốn nêu một vài suy nghĩ về ca từ bài thiền ca 10 (Nhân quả) của ông.

MÙA XUÂN TRONG CA TỪ CỦA PHẠM DUY


    MÙA XUÂN TRONG CA TỪ CỦA PHẠM DUY
- Phan Trang Hy


      Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân qua ca từ trong một số bản nhạc của ông.

VIẾT RỜI VỀ TẬP THƠ “BA HOA THƠ TÌNH” CỦA NHÀ THƠ LUÂN HOÁN


        VIẾT RỜI VỀ TẬP THƠ “BA HOA THƠ TÌNH”   
                   CỦA NHÀ THƠ LUÂN HOÁN  
-         Phan Trang Hy

      Như là cái duyên của tôi đối với nhà thơ Luân Hoán, khi tôi đọc những bài thơ rời trên Facebook của anh cũng như trên trang mạng “Vuông chiếu Luân Hoán”. Dự định trong tôi sẽ viết chút chút về anh. Và may cho tôi, tập thơ “Ba hoa huê tình” như là chất xúc tác khơi dậy trong tôi để tôi có thể viết rời về tập thơ này.

HẸN HÒ THIÊN THU


HẸN HÒ THIÊN THU
- Phan Trang Hy
(in trong NGÔN NGỮ số 1, tháng 5 năm 2019)

     Không biết cớ sao, mỗi lần nghe bài hát “Hẹn hò” của Phạm Duy, lòng tôi xao xuyến, tim tôi như thổn thức cùng giai điệu ray rức và cả người tôi như rưng rưng theo lời ca. Trước mắt tôi như hiện lên bóng dáng của những người yêu nhau, luôn nhớ về nhau. Tôi như thấy có bóng dáng tôi và nàng trong đó:
          “Một người ngồi bên kia sông 
           im nghe nước chảy về đâu
           Một người ngồi đây
           trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
           Trời thì mưa rơi
           mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
           Người thì hẹn nhau sang sông
           mong cho chóng tạnh mùa Ngâu”

Nguyễn Minh Nữu và “Lời ghi trên đá”


Nguyễn Minh Nữu và “Lời ghi trên đá”
PHAN TRANG HY

nguồn https://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=24760



      Trung tuần tháng 10/ 2018, tôi có dịp tham gia cùng các văn hữu của Quán Văn, chu du vùng sông nước miền Tây, nước Việt. Phải nói rằng, đây là dịp tôi được biết thêm và gặp một số người mà tôi từng đọc trên văn đàn. Hôm tham dự buổi họp mặt mừng sinh nhật lần thứ 7 tập san Quán Văn, đồng thời phát hành QV số 59 chủ đề “Mùa nước nổi” và chân dung văn học: nhà văn Trịnh Bửu Hoài, tổ chức ngày 16-10-2018 tại café Cội nguồn, số 40 đường Lam Sơn, phường 6, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, tôi có dịp gặp anh Nguyễn Minh Nữu.

CA TỪ TRONG “TUỔI HỒNG”, “TUỔI NGỌC”, “TUỔI MỘNG MƠ” CỦA PHẠM DUY

CA TỪ TRONG “TUỔI HỒNG”, “TUỔI NGỌC”, “TUỔI MỘNG MƠ” CỦA PHẠM DUY
-Phan Trang Hy-


         Nhạc Phạm Duy đi vào lòng người không chỉ bằng giai điệu, mà còn bằng ca từ. Phạm Duy từng viết những bài nữ ca như “Tuổi Mộng Mơ”, “Tuổi Hồng”, “Tuổi Ngọc”, “Tuổi Thần Tiên”, “Tuổi Bâng Khuâng”…, là để “xưng tụng tuổi tuyệt vời của các em gái”*. Riêng tôi, với kiến thức, khả năng phân tích cái hay, cái đẹp của âm nhạc có hạn, nên trong bài viết này, tôi xin nêu một vài suy nghĩ của mình về ca từ mà Phạm Duy xưng tụng của một số bài trong chương khúc nữ ca được nhiều người thích.     

CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG CUỘC HẸN BÊN LỀ” CỦA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG SÁNG

CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG CUỘC HẸN BÊN LỀ” CỦA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG SÁNG
-         Phan Trang Hy

     Từ xưa đến nay, trong văn học, hình ảnh nhân vật nữ luôn mãi là nguồn sáng tạo của biết bao tác giả. Có thể, đó là những công chúa, những nàng tiên bị đọa đày trong truyện cổ; có thể đó là những Thúy Kiều, Nguyệt Nga, những Anna Karenina, Juliet…; có thể đó là chị Dậu, Thị Nở, Thị Mịch, là những phụ nữ trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”. Mỗi nhân vật thể hiện được phong cách riêng của từng người viết. Và cũng thế, hình ảnh nhân vật nữ trong tập truyện “Những cuộc hẹn bên lề” (NCHBL) - Nxb Hội Nhà Văn, 2017 - hiện lên với nét riêng mang đậm cách viết của Trần Trung Sáng.

THIỀN CA 9, 4, 1 CỦA PHẠM DUY

Được in trong Đặc san DIỆU ÂM (Chào mừng Lễ Hội QUÁN THẾ ÂM - NGŨ HÀNH SƠN 19 tháng 02 Đinh Dậu, 2017 - Phật lịch 2560)
         Phạm Duy từng được giới yêu nhạc tôn vinh là “phù thủy âm nhạc”. Chính những sáng tác của ông đã minh chứng điều đó. Thời gian sống ở nước ngoài, ông vẫn sáng tác đều đặn, trong đó có “Thiền Ca”. Có thể nói rằng, chính cuộc đời thăng trầm, lúc này, lúc nọ, lúc được yêu thương, lúc được ghen ghét, lúc trầm luân trong cõi tục lụy, lúc thăng hoa trong chốn phiêu bồng đã tạo nên 10 bài thiền ca đi vào cõi thực, chốn mơ, cõi nhân sinh, chốn vô thường vô lượng kiếp.

NHƯ LÀ ĐÓA HOA

Bài viết được in trong Tạp chí NON NƯỚC mừng Xuân Đinh Dậu, 2017
       Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân không bao giờ bỏ tôi đâu!”*
       Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.

NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY

Phan Trang Hy 
       Nói đến Phạm Duy là nói đến gương mặt đặc biệt của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều, bài ca nào cũng đi vào lòng người. Từ “tình ca” đến “tâm ca”, từ “đạo ca” đến “tục ca” …, mỗi chủ đề, đề tài đều chở được những điều mà ông muốn sẻ chia cùng những người yêu nhạc.
       Nhạc của ông, tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức được. Từng nghe nhiều bài của ông, tôi thấy cõi lòng ông gắn bó với quê hương, đất nước. Đến cuối cuộc đời, ông cũng tìm cách gửi thân xác của mình nơi chốn quê hương như là một minh chứng cho những giai điệu từng là máu thịt của ông. Những giai điệu ấy là tình yêu quê hương, yêu đất nước này vô hạn. Và riêng những lời ca trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan” một phần nào thể hiện được tấm lòng với quê hương, đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập những ca từ về một phần của Tổ quốc Việt Nam. Đó là người và đất miền Nam trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan”.

NỖI NHỚ QUÊ TRONG “DỰ CẢM RỜI” CỦA NGUYỄN HÀN CHUNG


Phan Trang Hy
       Trước đây, thi thoảng, có lúc tôi đọc thơ anh Nguyễn Hàn Chung. Biết anh làm thơ từ những năm 1970 và có tiếng trên văn đàn trong nước và ngoài nước; nhưng nghe tiếng mà chưa gặp người. May cho tôi, đầu năm 2016, được gặp anh lần đầu, khi anh về thăm quê hương, mời một số thân hữu dùng cà phê tại quán Phố Xưa, đường Phan Đình Phùng, Đà Nẵng. Bữa đó, tôi được anh tặng tập thơ. Cầm trên tay những con chữ, ghi dấu ấn tự lòng anh, tôi tự nhủ, sẽ đọc để hiểu thêm về anh. Qua tập thơ cùng những lời phê bình, giới thiệu của các bạn văn, tôi thấy nỗi lòng thi nhân quả là đa dạng bởi mang kiếp đa đoan của nghiệp văn chương. Ở thơ anh, đủ cả thất tình, lục dục của kiếp người, “có non tơ rồ dại, có chơn chất quê nhà, có suồng sã tha phương, nhưng tất cả cũng chỉ là dự cảm rời trên bước đường lưu lãng của một người làm thơ xa xứ” (Lời Nxb). Riêng trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến nỗi nhớ quê của anh qua một số bài thơ trong DỰ CẢM RỜI (Nxb Bản Sắc Việt, Hoa Kỳ, 2015).

“LỜI THỀ LÁ SEN” TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA VIỆT

       Phan Trang Hy
       Thơ ca Việt Nam đương đại xuất hiện nhiều loại, nhiều kiểu, nhiều tên gọi khác nhau. Nào là “thơ tự do”, “tân hiện đại”, “hậu tân hiện đại”, “tân hình thức” v. v… ảnh hưởng sự giao thoa của văn học thế giới đương đại. Người đọc, khi thưởng thức một bài thơ, dù đó là kiểu loại gì thì họ chẳng quan tâm; chủ yếu họ quan tâm chất lượng của bài thơ. Điều vui nhất cho từng nhà thơ là bài thơ có chất lượng ấy đọng lại những gì trong lòng người đọc. Với tôi, “Lời thề lá Sen” của Nguyễn Đăng Luận cũng thế, gây được thiện cảm của giới yêu thơ.

“CHẤT VẤN THÓI QUEN” – CHẤT VẤN PHẬN NGƯỜI

Phan Trang Hy
nguồn Báo Văn Nghệ
        Đến thời điểm này, tôi vẫn chưa một lần gặp Phan Hoàng. Chỉ biết tên anh qua tác phẩm “Dạ, thưa thầy!” trong một lần giới thiệu sách chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Còn giờ, qua tập thơ“Chất vấn thói quen” (tái bản lần thứ 1, Nxb VH-VN, 2015), những trở trăn của tiếng lòng thơ Phan Hoàng đã cho tôi hiểu và cảm những điều anh phơi bày qua từng câu chữ.

Ứng phó với quy chụp tư tưởng văn học

Phan Trang Hy
nguồn http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/ung-pho-voi-quy-chup-tu-tuong-van-hoc-ky-4.html

Tác phẩm văn học là thành quả của nhà văn. Thế nhưng, thành qủa đó có lúc bị kẻ khác quy chụp tư tưởng. Hầu như ai cũng thừa nhận quy chụp tư tưởng đối với một tác phẩm là hành động của kẻ cả, là thái độ của anh chồng ghen bóng ghen gió, là tính đa nghi của Tào Tháo trong việc hành xử phụ người.

“VI, VIẾT VỤN” MÀ NHỚ DAI

Phan Trang Hy
       Tiếng nói của văn chương, trong chừng mực nào đó, là tiếng lòng của người viết. Dẫu lý trí mách bảo rằng, viết cũng được, không viết cũng được, nhưng, suy cho cùng, tiếng lòng của người viết không thể không chia sẻ cùng bạn văn, bạn đọc. Với thụyvi cũng thế, theo tôi, “Vi, Viết Vụn” (tv-2016) là tiếng lòng, cái bên trong, ẩn tàng thế giới nội tâm của chị, chủ thể của những trang “viết vụn”, nhưng chính những chất “vụn” ấy làm sáng câu chữ, khơi dậy niềm thương nhớ một cõi nhân sinh.

TIẾNG LÒNG TRONG “CO VÀO KÍ ỨC”

Phan Trang Hy
       Cái tình của văn chương muôn đời là cái tình của tri âm, tri kỉ. Cái tình ấy có thể chợt đến, rồi đi, nhưng rồi cũng để lại ấn tượng nào đó trong “cõi người ta” này. Cầm trên tay tuyển tập thơ “Co vào kí ức” (Nxb Thanh niên, 2016) của ba nhà thơ là Hàn Quốc Sinh, Chiêu Dương và Hàn Quốc Vũ, rồi đọc, và theo tôi, cái đọng lại trong tôi là tình yêu và sự chiêm nghiệm của lòng thơ.

THUYỀN ĐỘC MỘC – THUYỀN CHỞ KHÁT VỌNG CANH TÂN

     Theo nhà văn Bùi Công Dụng thì “Thuyền độc mộc” là tiểu thuyết viết về “một trường đại học tư thục đầu tiên ra đời trong bối cảnh mà các khái niệm về tôn chỉ, mục đích, lợi nhuận, phi lợi nhuận… lại không được song hành cùng những cơ chế chính sách giáo dục hiện hành của nhà nước”, đã phản ánh được “mâu thuẫn giữa những nhà giáo có tâm huyết với những kẻ mua bán, tranh giành nhằm hưởng lợi từ những ưu tiên vật chất” để rồi con thuyền giáo dục “vượt qua những sóng gió để hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của mình”.

NHỮNG CON MẮT KHÁT VỌNG HÒA BÌNH

       Giới thiệu tập NHỮNG CON MẮT BIỂN thơ văn viết về biển đảo (Hội Nhà văn Đà Nẵng và Nxb Đà Nẵng, 2015)               

      “Những con mắt biển”, tập thơ văn viết về biển đảo do Hội Nhà văn Đà Nẵng xuất bản tháng 10 – 2015, là tình cảm của những công dân Việt Nam cầm bút đối với quê hương, đất nước.

NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ in trong QUÁN VĂN số 20 MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ - 2014
(Ảnh sưu tầm)

Tản văn của Phan Trang Hy

 
NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

 
 
 
Người, cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫn phải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi. Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát được chốn trần gian đầy khổ ải.