Hiển thị các bài đăng có nhãn NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY. Hiển thị tất cả bài đăng

NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY

Phan Trang Hy 
       Nói đến Phạm Duy là nói đến gương mặt đặc biệt của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều, bài ca nào cũng đi vào lòng người. Từ “tình ca” đến “tâm ca”, từ “đạo ca” đến “tục ca” …, mỗi chủ đề, đề tài đều chở được những điều mà ông muốn sẻ chia cùng những người yêu nhạc.
       Nhạc của ông, tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức được. Từng nghe nhiều bài của ông, tôi thấy cõi lòng ông gắn bó với quê hương, đất nước. Đến cuối cuộc đời, ông cũng tìm cách gửi thân xác của mình nơi chốn quê hương như là một minh chứng cho những giai điệu từng là máu thịt của ông. Những giai điệu ấy là tình yêu quê hương, yêu đất nước này vô hạn. Và riêng những lời ca trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan” một phần nào thể hiện được tấm lòng với quê hương, đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập những ca từ về một phần của Tổ quốc Việt Nam. Đó là người và đất miền Nam trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan”.