Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp văn. Hiển thị tất cả bài đăng

HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH

Tạp văn của Phan Trang Hy
HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH
       Gió lại về khi sớm, lúc hôm. Gió mơn man tìm hoa đùa cợt. Gió khoe tình trên cát Mỹ Khê; vui cùng con sóng Xuân Thiều, Non Nước. Gió trong tôi như trôi cùng cây cối Sơn Trà, Hải Vân, cùng lượn lờ theo Bà Nà – Núi Chúa…

QUA CHIẾU DỜI ĐÔ NGHĨ VỀ HẬU DUỆ VƯƠNG TRIỀU LÝ



      Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Thấy Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của đất nước, nên năm 1010, nhà vua ra chiếu, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Việc dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Điều đó không chỉ là mục đích của Lý Công Uẩn mà còn là ước nguyện của dân Đại Việt lúc bấy giờ.

Tiếng gọi văn chương

Phan Trang Hy
(Bài ni in trong Quán Văn số 38)
         Niềm đam mê văn chương, theo tôi nghĩ, đó là nỗi khát khao về thân phận người ra sao cái giống người. Niềm đam mê ấy theo suốt cả đời tôi từ khi tôi nghe được tiếng gọi của văn chương.

GIẢ SỬ VÀ KHÔNG GIẢ SỬ

Tản văn của Phan Trang Hy

      Giả sử ta không còn yêu nhau, thì quả đất này vẫn quay và mặt trời vẫn vậy. Vẫn ngày ngày cơn đói hành hạ cái dạ dày nhiễm chất độc từ biển, từ những bàn tay của kẻ nhân danh đồng chí, nhân danh tình hữu nghị. Và dù em không muốn hát nhưng em vẫn phải cuồng quay điệu nhạc của phận người nô lệ để vừa lòng bọn xâm lăng độc ác.

CÁC BẠN, NGUYỄN HÒA vcv, TÔI VÀ VANCHUONGVIET.ORG

Tạp văn của Phan Trang Hy

       Nợ chữ nghĩa là nợ của người sáng tác, nghiên cứu, phê bình trên các lãnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật… Mắc nợ phải trả nợ là quy luật của cuộc đời. Nhưng, đối với những người nợ chữ nghĩa, không phải đời bắt trả, mà tự thân phải hành tâm hồn mình để trả cái nghiệp đa mang, cái nghiệp của người sáng tạo, cái nghiệp của kẻ vác thập tự cho cõi phù sinh chữ nghĩa.

Thảo thơm rằm tháng Bảy

Tuỳ bút của Phan Trang Hy
in trong QUÁN VĂN số 25


      Lâu rồi ý niệm của câu tục ngữ Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không vẫn cứ in sâu trong lòng tôi. Tôi vẫn còn nhớ lúc cuộc sống khốn khó, tôi đã từng nghĩ, ừ thì mình có thì mình có mâm lễ, còn không thì năm ba cây hương cũng được. Rồi cũng qua chuyện cúng kiến, lễ bái.

Khát vọng hòa bình của dân Việt

Tạp văn của Phan Trang Hy                     


       Khát vọng hòa bình là khát vọng muôn đời của mọi dân tộc trên hành tinh này. Thế nhưng, khát vọng ấy bị đe dọa bởi lòng tham, thù hận của một số bọn cầm quyền có tâm địa quỷ dữ. Cũng thế, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị bóp chết bởi những hành động bá quyền, ác hiểm nước lớn của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Hồn Biển Đông

Tản văn của Phan Trang Hy


Hoàng Sa một thuở, chiếu chỉ vua ban ngàn hải lý; quê hương mênh mông nước bốn bề, xương cốt hùng binh dưới bể. Quê nhà cúng cơm!

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT


Phan Trang Hy

           GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT

                                                   

      Con người luôn tự hỏi về bản thân mình là mình sinh ra từ đâu, ông bà tổ tiên mình từ đâu đến. Và một dân tộc cũng thế. Như nguồn mạch chảy tự bao đời, mỗi người Việt đều tự hào mình là con Rồng cháu Tiên và luôn nhắc nhở nhau người trong một nước phải thương nhau cùng . Đấy chính là cội nguồn dân Việt. Cội nguồn ấy chính là văn hoá, văn hiến của dân tộc mình.