Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tản văn. Hiển thị tất cả bài đăng

HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH

Tạp văn của Phan Trang Hy
HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH
       Gió lại về khi sớm, lúc hôm. Gió mơn man tìm hoa đùa cợt. Gió khoe tình trên cát Mỹ Khê; vui cùng con sóng Xuân Thiều, Non Nước. Gió trong tôi như trôi cùng cây cối Sơn Trà, Hải Vân, cùng lượn lờ theo Bà Nà – Núi Chúa…

QUA CHIẾU DỜI ĐÔ NGHĨ VỀ HẬU DUỆ VƯƠNG TRIỀU LÝ



      Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Thấy Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của đất nước, nên năm 1010, nhà vua ra chiếu, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Việc dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Điều đó không chỉ là mục đích của Lý Công Uẩn mà còn là ước nguyện của dân Đại Việt lúc bấy giờ.

Tiếng gọi văn chương

Phan Trang Hy
(Bài ni in trong Quán Văn số 38)
         Niềm đam mê văn chương, theo tôi nghĩ, đó là nỗi khát khao về thân phận người ra sao cái giống người. Niềm đam mê ấy theo suốt cả đời tôi từ khi tôi nghe được tiếng gọi của văn chương.

GIẢ SỬ VÀ KHÔNG GIẢ SỬ

Tản văn của Phan Trang Hy

      Giả sử ta không còn yêu nhau, thì quả đất này vẫn quay và mặt trời vẫn vậy. Vẫn ngày ngày cơn đói hành hạ cái dạ dày nhiễm chất độc từ biển, từ những bàn tay của kẻ nhân danh đồng chí, nhân danh tình hữu nghị. Và dù em không muốn hát nhưng em vẫn phải cuồng quay điệu nhạc của phận người nô lệ để vừa lòng bọn xâm lăng độc ác.

CÁC BẠN, NGUYỄN HÒA vcv, TÔI VÀ VANCHUONGVIET.ORG

Tạp văn của Phan Trang Hy

       Nợ chữ nghĩa là nợ của người sáng tác, nghiên cứu, phê bình trên các lãnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật… Mắc nợ phải trả nợ là quy luật của cuộc đời. Nhưng, đối với những người nợ chữ nghĩa, không phải đời bắt trả, mà tự thân phải hành tâm hồn mình để trả cái nghiệp đa mang, cái nghiệp của người sáng tạo, cái nghiệp của kẻ vác thập tự cho cõi phù sinh chữ nghĩa.

Thảo thơm rằm tháng Bảy

Tuỳ bút của Phan Trang Hy
in trong QUÁN VĂN số 25


      Lâu rồi ý niệm của câu tục ngữ Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không vẫn cứ in sâu trong lòng tôi. Tôi vẫn còn nhớ lúc cuộc sống khốn khó, tôi đã từng nghĩ, ừ thì mình có thì mình có mâm lễ, còn không thì năm ba cây hương cũng được. Rồi cũng qua chuyện cúng kiến, lễ bái.

Khát vọng hòa bình của dân Việt

Tạp văn của Phan Trang Hy                     


       Khát vọng hòa bình là khát vọng muôn đời của mọi dân tộc trên hành tinh này. Thế nhưng, khát vọng ấy bị đe dọa bởi lòng tham, thù hận của một số bọn cầm quyền có tâm địa quỷ dữ. Cũng thế, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị bóp chết bởi những hành động bá quyền, ác hiểm nước lớn của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Hồn Biển Đông

Tản văn của Phan Trang Hy


Hoàng Sa một thuở, chiếu chỉ vua ban ngàn hải lý; quê hương mênh mông nước bốn bề, xương cốt hùng binh dưới bể. Quê nhà cúng cơm!

Tròn trăng tháng tư

                                                                    (Ảnh sưu tầm)
                                                        

Tùy bút của Phan Trang Hy

      Nắng hạ về ươm mật. Trên từng ngõ ban sơ hạnh ngân dài (Bùi Giáng), cùng những con phố ánh vàng rực rỡ, mặt người rạng rỡ hoan ca. Cờ ngũ sắc cùng Phật kỳ reo vui mở hội. Hội mừng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần.

Nối nụ tin yêu

          
                                                    (Ảnh sưu tầm)

Tản văn của Phan Trang Hy
 

       Những ngày cuối tháng Ba, giòng sông Hàn khẩn trương những giai điệu rộn ràng của trời xuân Đà Nẵng. Những bụi mù, những khói dầu, những tiếng động, những giọt mồ hôi, những bữa cơm ăn vội… cũng không làm mệt những người thợ đang làm nốt những việc để hoàn thiện những chiếc cầu nối hai bờ giòng sông giữa lòng thành phố.
      

Bao la tình Mẹ

Tùy bút của Phan Trang Hy

BAO LA TÌNH MẸ in trong QUÁN VĂN số 30
 

                                                                  (Ảnh sưu tầm)
     
      Tháng Bảy lại về. Một chút nắng vàng ươm, một chút gió heo may chuyển mùa sang Thu, một chút bâng khuâng ngọt lòng thơm thảo. Nhìn các Phật tử chuẩn bị lễ gần cả tháng trời, tôi cũng náo nức lòng theo tháng Bảy Vu Lan.
     


DÁNG XƯA TÔI TÌM

In trong ĐÀ NẴNG CUỐI TUẦN Số 4193

Tuỳ bút của Phan Trang Hy

DÁNG XƯA TÔI TÌM

                                            Tranh sưu tầm
     
    Tặng Nha Trang

      Đà Nẵng tháng 4. Nắng vẫn vậy và con đường Bạch Đằng vẫn vậy. Vẫn nhịp xôn xao của gió sông Hàn. Vẫn còn đây những kỷ niệm dáng xưa.

CHỢT THẤY HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ LÊ CHIÊU THỐNG

                                                                     (Ảnh sưu tầm)

Tản văn của Phan Trang Hy

CHỢT THẤY HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ LÊ CHIÊU THỐNG

     Tết năm nay nghỉ nhiều hơn mọi năm. Vui thật, nhưng cũng có chút bâng khuâng. Khi đánh vi tính cho bài viết này, tôi nghĩ lại những ngày giáp Tết. Đối với tôi, thời gian ấy, công việc quả là bận rộn. Nào là lo nốt những chuyện chưa xong trong năm, nào là dọn dẹp lại nhà cửa, quét dọn rác rưởi cả năm... để đón xuân. Thế nhưng, vẫn có chuyện chưa xong. Lòng tự nhủ lòng thôi thì để rồi sẽ tính.

NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ in trong QUÁN VĂN số 20 MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ - 2014
(Ảnh sưu tầm)

Tản văn của Phan Trang Hy

 
NHẤT CHI MAI - CHẤT NGƯỜI MUÔN THUỞ

 
 
 
Người, cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫn phải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi. Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát được chốn trần gian đầy khổ ải.

VÀ MỖI LẦN NOEL ĐẾN

VÀ MỖI LẦN NOEL ĐẾN in trong QUÁN VĂN 19











                                                                  (Ảnh sưu tầm)


Tản văn PhanTrangHy

VÀ MỖI LẦN NOEL ĐẾN   


      Cứ cuối tháng 11, đầu tháng 12, cái lạnh bắt đầu thấm trên từng cây lá, thấm vào những bàn tay, vào những nụ cười, tôi nghe được cái lạnh qua lời nói của mọi người: “Gần đến Noel rồi!”. Và tôi nghĩ về mùa Giáng Sinh với những cây thông gắn những món quà xinh xắn, nghĩ về truyện “Cô bé bán diêm” của Andersen. Tôi cảm thấy mình còn may mắn được sống trong sự đủ dùng như theo lời nguyện của người Kitô trước những bữa ăn. Dẫu tôi không theo đạo nào, nhưng tôi vẫn tin có cái Đại Ngã Vô thường tồn tại cùng cái Tiểu Ngã của tôi.