CA TỪ TRONG “TUỔI HỒNG”, “TUỔI NGỌC”, “TUỔI MỘNG MƠ” CỦA PHẠM DUY

CA TỪ TRONG “TUỔI HỒNG”, “TUỔI NGỌC”, “TUỔI MỘNG MƠ” CỦA PHẠM DUY
-Phan Trang Hy-


         Nhạc Phạm Duy đi vào lòng người không chỉ bằng giai điệu, mà còn bằng ca từ. Phạm Duy từng viết những bài nữ ca như “Tuổi Mộng Mơ”, “Tuổi Hồng”, “Tuổi Ngọc”, “Tuổi Thần Tiên”, “Tuổi Bâng Khuâng”…, là để “xưng tụng tuổi tuyệt vời của các em gái”*. Riêng tôi, với kiến thức, khả năng phân tích cái hay, cái đẹp của âm nhạc có hạn, nên trong bài viết này, tôi xin nêu một vài suy nghĩ của mình về ca từ mà Phạm Duy xưng tụng của một số bài trong chương khúc nữ ca được nhiều người thích.     

ẤM ÁP MÙA NOEL


Truyện ngắn Phan Trang Hy 
ẤM ÁP MÙA NOEL 
in trong QUÁN VĂN số 42 và nguồn tại đây Văn chương Việt
       Mấy hôm rày, cứ mưa. Trời chớm lạnh. Nhìn đồng hồ đã 7 giờ sáng, thế mà Dao cứ tưởng còn sớm lắm. Hôm nay chủ nhật, dậy từ lâu, vẫn còn nằm trên giường, cô như tự thưởng cho mình chút thảnh thơi. Gác chân trên chiếc gối ôm, cô lại nhắm mắt, tận hưởng thời gian trôi. Cả căn phòng chìm theo con mắt. Cô tự ru mình. Bên tai cô vẳng tiếng nhạc Giáng Sinh. Dù không có đạo, nhưng Dao vẫn thích Noel. Cô tự nhủ gần đến Noel rồi! Cô thấy những mùa Noel chạy theo ký ức, những mùa Noel trôi như những chiếc xe tuần lộc chở ông già Noel phát quà cho con trẻ.

CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG CUỘC HẸN BÊN LỀ” CỦA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG SÁNG

CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NHỮNG CUỘC HẸN BÊN LỀ” CỦA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG SÁNG
-         Phan Trang Hy

     Từ xưa đến nay, trong văn học, hình ảnh nhân vật nữ luôn mãi là nguồn sáng tạo của biết bao tác giả. Có thể, đó là những công chúa, những nàng tiên bị đọa đày trong truyện cổ; có thể đó là những Thúy Kiều, Nguyệt Nga, những Anna Karenina, Juliet…; có thể đó là chị Dậu, Thị Nở, Thị Mịch, là những phụ nữ trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”. Mỗi nhân vật thể hiện được phong cách riêng của từng người viết. Và cũng thế, hình ảnh nhân vật nữ trong tập truyện “Những cuộc hẹn bên lề” (NCHBL) - Nxb Hội Nhà Văn, 2017 - hiện lên với nét riêng mang đậm cách viết của Trần Trung Sáng.

Chân Dung Bạn Văn, Tiếng Quê Nhà

CHÂN DUNG BẠN VĂN, TIẾNG QUÊ NHÀ
Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Tam Phù Sa, Phan Trang Hy

nhạc phan ni tấn /  huyền đồng thực hiện
nguồn https://www.youtube.com/watch?v=1O9TYezU5bg&feature=youtu.be


HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH

Tạp văn của Phan Trang Hy
HƯƠNG GIÓ ĐÀ THÀNH
       Gió lại về khi sớm, lúc hôm. Gió mơn man tìm hoa đùa cợt. Gió khoe tình trên cát Mỹ Khê; vui cùng con sóng Xuân Thiều, Non Nước. Gió trong tôi như trôi cùng cây cối Sơn Trà, Hải Vân, cùng lượn lờ theo Bà Nà – Núi Chúa…

THIỀN CA 9, 4, 1 CỦA PHẠM DUY

Được in trong Đặc san DIỆU ÂM (Chào mừng Lễ Hội QUÁN THẾ ÂM - NGŨ HÀNH SƠN 19 tháng 02 Đinh Dậu, 2017 - Phật lịch 2560)
         Phạm Duy từng được giới yêu nhạc tôn vinh là “phù thủy âm nhạc”. Chính những sáng tác của ông đã minh chứng điều đó. Thời gian sống ở nước ngoài, ông vẫn sáng tác đều đặn, trong đó có “Thiền Ca”. Có thể nói rằng, chính cuộc đời thăng trầm, lúc này, lúc nọ, lúc được yêu thương, lúc được ghen ghét, lúc trầm luân trong cõi tục lụy, lúc thăng hoa trong chốn phiêu bồng đã tạo nên 10 bài thiền ca đi vào cõi thực, chốn mơ, cõi nhân sinh, chốn vô thường vô lượng kiếp.

NHƯ LÀ ĐÓA HOA

Bài viết được in trong Tạp chí NON NƯỚC mừng Xuân Đinh Dậu, 2017
       Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân không bao giờ bỏ tôi đâu!”*
       Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.

QUA CHIẾU DỜI ĐÔ NGHĨ VỀ HẬU DUỆ VƯƠNG TRIỀU LÝ



      Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Thấy Hoa Lư chật hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của đất nước, nên năm 1010, nhà vua ra chiếu, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Việc dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Điều đó không chỉ là mục đích của Lý Công Uẩn mà còn là ước nguyện của dân Đại Việt lúc bấy giờ.

NGƯỜI VÀ ĐẤT MIỀN NAM TRONG CA TỪ “TÌNH CA” VÀ TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY

Phan Trang Hy 
       Nói đến Phạm Duy là nói đến gương mặt đặc biệt của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều, bài ca nào cũng đi vào lòng người. Từ “tình ca” đến “tâm ca”, từ “đạo ca” đến “tục ca” …, mỗi chủ đề, đề tài đều chở được những điều mà ông muốn sẻ chia cùng những người yêu nhạc.
       Nhạc của ông, tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức được. Từng nghe nhiều bài của ông, tôi thấy cõi lòng ông gắn bó với quê hương, đất nước. Đến cuối cuộc đời, ông cũng tìm cách gửi thân xác của mình nơi chốn quê hương như là một minh chứng cho những giai điệu từng là máu thịt của ông. Những giai điệu ấy là tình yêu quê hương, yêu đất nước này vô hạn. Và riêng những lời ca trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan” một phần nào thể hiện được tấm lòng với quê hương, đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập những ca từ về một phần của Tổ quốc Việt Nam. Đó là người và đất miền Nam trong “Tình ca” và trường ca “Con đường cái quan”.

NỖI NHỚ QUÊ TRONG “DỰ CẢM RỜI” CỦA NGUYỄN HÀN CHUNG


Phan Trang Hy
       Trước đây, thi thoảng, có lúc tôi đọc thơ anh Nguyễn Hàn Chung. Biết anh làm thơ từ những năm 1970 và có tiếng trên văn đàn trong nước và ngoài nước; nhưng nghe tiếng mà chưa gặp người. May cho tôi, đầu năm 2016, được gặp anh lần đầu, khi anh về thăm quê hương, mời một số thân hữu dùng cà phê tại quán Phố Xưa, đường Phan Đình Phùng, Đà Nẵng. Bữa đó, tôi được anh tặng tập thơ. Cầm trên tay những con chữ, ghi dấu ấn tự lòng anh, tôi tự nhủ, sẽ đọc để hiểu thêm về anh. Qua tập thơ cùng những lời phê bình, giới thiệu của các bạn văn, tôi thấy nỗi lòng thi nhân quả là đa dạng bởi mang kiếp đa đoan của nghiệp văn chương. Ở thơ anh, đủ cả thất tình, lục dục của kiếp người, “có non tơ rồ dại, có chơn chất quê nhà, có suồng sã tha phương, nhưng tất cả cũng chỉ là dự cảm rời trên bước đường lưu lãng của một người làm thơ xa xứ” (Lời Nxb). Riêng trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến nỗi nhớ quê của anh qua một số bài thơ trong DỰ CẢM RỜI (Nxb Bản Sắc Việt, Hoa Kỳ, 2015).

“LỜI THỀ LÁ SEN” TRONG DÒNG CHẢY THƠ CA VIỆT

       Phan Trang Hy
       Thơ ca Việt Nam đương đại xuất hiện nhiều loại, nhiều kiểu, nhiều tên gọi khác nhau. Nào là “thơ tự do”, “tân hiện đại”, “hậu tân hiện đại”, “tân hình thức” v. v… ảnh hưởng sự giao thoa của văn học thế giới đương đại. Người đọc, khi thưởng thức một bài thơ, dù đó là kiểu loại gì thì họ chẳng quan tâm; chủ yếu họ quan tâm chất lượng của bài thơ. Điều vui nhất cho từng nhà thơ là bài thơ có chất lượng ấy đọng lại những gì trong lòng người đọc. Với tôi, “Lời thề lá Sen” của Nguyễn Đăng Luận cũng thế, gây được thiện cảm của giới yêu thơ.

“CHẤT VẤN THÓI QUEN” – CHẤT VẤN PHẬN NGƯỜI

Phan Trang Hy
nguồn Báo Văn Nghệ
        Đến thời điểm này, tôi vẫn chưa một lần gặp Phan Hoàng. Chỉ biết tên anh qua tác phẩm “Dạ, thưa thầy!” trong một lần giới thiệu sách chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Còn giờ, qua tập thơ“Chất vấn thói quen” (tái bản lần thứ 1, Nxb VH-VN, 2015), những trở trăn của tiếng lòng thơ Phan Hoàng đã cho tôi hiểu và cảm những điều anh phơi bày qua từng câu chữ.

Ứng phó với quy chụp tư tưởng văn học

Phan Trang Hy
nguồn http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/ung-pho-voi-quy-chup-tu-tuong-van-hoc-ky-4.html

Tác phẩm văn học là thành quả của nhà văn. Thế nhưng, thành qủa đó có lúc bị kẻ khác quy chụp tư tưởng. Hầu như ai cũng thừa nhận quy chụp tư tưởng đối với một tác phẩm là hành động của kẻ cả, là thái độ của anh chồng ghen bóng ghen gió, là tính đa nghi của Tào Tháo trong việc hành xử phụ người.

Tiếng gọi văn chương

Phan Trang Hy
(Bài ni in trong Quán Văn số 38)
         Niềm đam mê văn chương, theo tôi nghĩ, đó là nỗi khát khao về thân phận người ra sao cái giống người. Niềm đam mê ấy theo suốt cả đời tôi từ khi tôi nghe được tiếng gọi của văn chương.

“VI, VIẾT VỤN” MÀ NHỚ DAI

Phan Trang Hy
       Tiếng nói của văn chương, trong chừng mực nào đó, là tiếng lòng của người viết. Dẫu lý trí mách bảo rằng, viết cũng được, không viết cũng được, nhưng, suy cho cùng, tiếng lòng của người viết không thể không chia sẻ cùng bạn văn, bạn đọc. Với thụyvi cũng thế, theo tôi, “Vi, Viết Vụn” (tv-2016) là tiếng lòng, cái bên trong, ẩn tàng thế giới nội tâm của chị, chủ thể của những trang “viết vụn”, nhưng chính những chất “vụn” ấy làm sáng câu chữ, khơi dậy niềm thương nhớ một cõi nhân sinh.