GIẢ SỬ VÀ KHÔNG GIẢ SỬ

Tản văn của Phan Trang Hy

      Giả sử ta không còn yêu nhau, thì quả đất này vẫn quay và mặt trời vẫn vậy. Vẫn ngày ngày cơn đói hành hạ cái dạ dày nhiễm chất độc từ biển, từ những bàn tay của kẻ nhân danh đồng chí, nhân danh tình hữu nghị. Và dù em không muốn hát nhưng em vẫn phải cuồng quay điệu nhạc của phận người nô lệ để vừa lòng bọn xâm lăng độc ác.

TIẾNG LÒNG TRONG “CO VÀO KÍ ỨC”

Phan Trang Hy
       Cái tình của văn chương muôn đời là cái tình của tri âm, tri kỉ. Cái tình ấy có thể chợt đến, rồi đi, nhưng rồi cũng để lại ấn tượng nào đó trong “cõi người ta” này. Cầm trên tay tuyển tập thơ “Co vào kí ức” (Nxb Thanh niên, 2016) của ba nhà thơ là Hàn Quốc Sinh, Chiêu Dương và Hàn Quốc Vũ, rồi đọc, và theo tôi, cái đọng lại trong tôi là tình yêu và sự chiêm nghiệm của lòng thơ.

NỤ CƯỜI XỨ NẪU

Truyện ngắn Phan Trang Hy
in trên QUÁN VĂN số 36 BÌNH ĐỊNH NỖI NHỚ

       Yêu người, yêu đời, yêu Thiên Chúa như vẫn thấm vào máu thịt của Nhiên. Cô luôn nghĩ về những vần thơ của Hàn Mặc Tử. Đọc thơ Hàn, Nhiên như tìm lại chút ký ức ngày xưa khi cô học sư phạm ở Quy Nhơn. Giờ tóc cô không còn mượt mà như xưa, chỉ có nỗi nhớ về mái trường thân yêu trên những sợi còn chút đen đọng lại.

VÒNG KÝ ỨC THÁNG BA

Truyện ngắn Phan Trang Hy 
in trong tạp chí NON NƯỚC số 220, tháng 3/2016

       Hải bặm môi, trở mình. Mấy hôm nay trở trời, nằm trên giường nệm, anh vẫn thấy ê ẩm cả người. Vết thương ngày nào, giờ, tái phát. Nhưng anh gắng gượng. Anh phải cố sức để vẽ cho xong bức tranh về đồng đội anh ngày nào, về một thời đã ám ảnh anh trong từng hơi thở, trong từng mảng màu, nét cọ mà anh thao thức.

TIN NHẮN SAU GIAO THỪA

Truyện ngắn Phan Trang Hy
(in trong ĐÀ NẴNG CUỐI TUẦN Số 5633 Chủ nhật 31- 1-2016)


       Trong một ngày, bạn nhận bao tin nhắn? Riêng tôi, ít nhất cũng một tin và nhiều thì khỏi phải nói. Có những thứ tin nhắn làm ta khó chịu, nhưng cũng có những tin làm ta vui, làm ta phấn chấn, yêu đời. Khi ta bực mình, gặp tin nhắn của kẻ chào mời mua hàng, hay quảng cáo, chắc gương mặt của ta quạy cong lên, rồi nhàu đi, rồi bị xị, rồi miệng lẩm bẩm những từ không được thanh tao cho lắm. Khi ta vui, thì dẫu có tin nhắn nhầm địa chỉ, ta cũng chẳng thấy làm sao, lòng nhủ thầm kệ nó. Rồi lúc ta chờ đợi, nghe điện thoại có tin là lòng ta vui, nghĩ là ta còn được quan tâm.

Phan Trang Hy và tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” - Du Tử Lê

Sáng tác mới nhất của nhà văn Phan Trang Hy là tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (*)

ĐỌC SÁCH MỘNG DU - Bùi Công Dụng

Ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết NGƯỜI HAY LÀ NHỮNG CƠN MƠ MẠO DANH của nhà văn Phan Trang Hy rất lạ. Nó dành cho những nhân vật đã quá biết nhau qua tiềm thức và lại được diễn đạt trong trạng thái cơn ngủ mê, vì thế những lát cắt hiện tượng, sự vật và ngôn ngữ cứ bay nhảy một cách loạn xạ nháo nhào. Không phải một vài trang mà cả 180 trang mộng mị bay nhảy yêu đương và thét gào như thế. Cơn mộng mị bay nhảy tưởng như không đi vào một trật tự nào, thế nhưng nó lại rất logic để giải thích và phê phán những tàn dư xã hội đang lan tràn hiện tại.

THUYỀN ĐỘC MỘC – THUYỀN CHỞ KHÁT VỌNG CANH TÂN

     Theo nhà văn Bùi Công Dụng thì “Thuyền độc mộc” là tiểu thuyết viết về “một trường đại học tư thục đầu tiên ra đời trong bối cảnh mà các khái niệm về tôn chỉ, mục đích, lợi nhuận, phi lợi nhuận… lại không được song hành cùng những cơ chế chính sách giáo dục hiện hành của nhà nước”, đã phản ánh được “mâu thuẫn giữa những nhà giáo có tâm huyết với những kẻ mua bán, tranh giành nhằm hưởng lợi từ những ưu tiên vật chất” để rồi con thuyền giáo dục “vượt qua những sóng gió để hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của mình”.

Đọc NGƯỜI HAY LÀ NHỮNG CƠN MƠ MẠO DANH - Hòa Văn


   
    Nếu muốn đọc đến đâu hiểu ngay đến đó thì xin không đọc tiểu thuyết Người hay là những cơn mơ mạo danh (NHLNCMMD) của nhà văn Phan Trang Hy (PTH) bởi 12 chương 180 trang đều giống nhau tất cả các nhân vật sống hay chết/ có thật hay giả tưởng trong nhiều tình huống hư hư thực thực, thiệt giả lẫn lộn do vậy người đọc, đọc theo kiểu nhát gừng sẽ dễ nản...

PHAN TRANG HY VÀ CÕI NGƯỜI - Nguyễn An Bình

Ở cuối mỗi chương, đôi khi Phan Trang Hy kết thúc bằng một câu: “Ôi, cơn mơ mạo danh, cơn mơ ai cũng từng mơ thấy”, hẳn anh muốn gởi gấm điều gì chăng?...

NHỮNG CON MẮT KHÁT VỌNG HÒA BÌNH

       Giới thiệu tập NHỮNG CON MẮT BIỂN thơ văn viết về biển đảo (Hội Nhà văn Đà Nẵng và Nxb Đà Nẵng, 2015)               

      “Những con mắt biển”, tập thơ văn viết về biển đảo do Hội Nhà văn Đà Nẵng xuất bản tháng 10 – 2015, là tình cảm của những công dân Việt Nam cầm bút đối với quê hương, đất nước.

ĐẢO GỌI

Truyện ngắn Phan Trang Hy
in ở TIN TỨC CUỐI TUẦN số 26 và được Đài PTTH Tiền Giang đọc ở đây
http://www.thtg.vn/audio/doc-truyen-dao-goi/


       Tiếng trống lễ hội vang lên. Làng cá Mân Thái nhộn nhịp. Từng gương mặt của người dân chài rạng rỡ dưới ánh nắng đầu xuân. Có con mắt hấp háy tìm ai đó trong đám con gái xinh làng biển. Có con mắt hiền dưới gọng kính lão nhìn con cháu vui trong ngày hội. Cũng có con mắt trầm ngâm nhìn ra biển như thầm nhủ trong lòng: “Cầu Trời giúp đỡ, chở che cho người dân chài chúng con ra khơi đánh cá. Cầu cho sóng yên biển lặng. Cầu cho ngư trường tận Hoàng Sa nhiều cá để dân được no đủ”.

MƠ VỀ LẠI HOÀNG SA

Truyện ni được giải Cuộc thi Truyện ngắn và Thơ chủ đề "Người đô thị" (2014 - 2015) do Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng tổ chức và in trong tạp chí NON NƯỚC số 208
(Viết truyện ni vì trước đây truyện ĐAU ĐÁU HOÀNG SA của tôi bị Nxb Quân Đội năm 2013 đặt bút danh là Hoàng Trọng Dũng)

Lão Ban, nhân vật trong một truyện ngắn của tôi, hẹn gặp tôi để trò chuyện. Biết tôi là nhà giáo, nhà văn viết về lão, lão lấy làm vui vì có người hiểu lão. Tôi được biết chính lão đã có ý kiến với Ban biên tập www.hoangsa.danang.gov.vn đưa truyện ấy vào trang mạng. Và cũng từ đấy, tôi trở thành bạn của lão.

BỨC THƯ THỜI ÁO TRẮNG

Truyện ngắn Phan Trang Hy
được Trương Thị Kim Chi (KimChi Trương), bạn học thời Trung học đệ nhất cấp biên tập, in trong VỀ BÊN NHAU, Đặc san NỮ TRUNG HỌC HỒNG ĐỨC ĐÀ NẴNG, 2014 và XUÂN VÀ VALINTINE, 2015, Tuyển Thơ Văn HƯƠNG QUÊ NHÀ
nguồn http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=23253
      Đang ngồi xem ti vi, điện thoại báo có tin nhắn. Bình nghĩ thầm: Chắc tin khuyến mãi, quảng cáo. Nghĩ thế, nhưng hắn vẫn mở xem. Tin nhắn của thằng Anh, lớp trưởng của hắn hồi còn học trung học đệ nhất cấp. Là thông tin về thời gian, địa đim họp số bạn ở Đà Nẵng chuẩn bị về tham dự 50 năm ngày thành lập trường. Đọc tin nhắn, hắn nhớ lại tuổi học trò, nhớ lại thời nhỏ trước khi vào học Phan Châu Trinh.